Tổng quan Thuyết ưu sinh

Với tư cách là một phong trào xã hội, thuyết ưu sinh đạt đến đỉnh cao danh tiếng vào các thập niên đầu thế kỷ 20. Đến cuối Thế chiến II, thuyết ưu sinh phần lớn đã bị từ bỏ.[3] Các xu hướng hiện nay trong di truyền học đặt ra các câu hỏi với giới học giả về mối quan hệ song hành giữa các thái độ thời tiền chiến về thuyết ưu sinh và những lý thuyết "vị lợi" và lý thuyết xã hội hiện nay về Chủ nghĩa Darwin.[4] Chúng thực chất chỉ có quan hệ bề nổi và thậm chí là đối nghịch nhau.[5] Tại thời kỳ đỉnh cao giai đoạn tiền chiến, phong trào này theo đuổi các quan điểm giả khoa học về chủng tộc thượng đẳng và thuần chủng.[6]

Thuyết ưu sinh được thực hành khắp thế giới và được khuyến khích bởi các chính phủ, các thể chế và các cá nhân có tầm ảnh hưởng. Những người tán thành xem thuyết ưu sinh như một triết học xã hội nhằm cải thiện các đặc tính di truyền của con người thông qua gia tăng sinh sản của một vài cá thể và đặc tính (tốt) và giảm bớt vài cá thể và đặc tính khác.[7]

Ngày nay, thuyết ưu sinh được xem là một phong trào tàn bạo đã gây ra những xâm phạm quyền con người nghiệm trọng đối với hàng triệu người.[8] Việc thực hiện thuyết ưu sinh bao gồm việc xác định và phân loại các cá nhân, gia đình, bao gồm người giàu, người nghèo, người bị tâm thần, người , người điếc, người khuyết tật, phụ nữ quan hệ tình dục bừa bãi, người đồng tính và các nhóm chủng tộc - ví dụ người Romaningười Do Thái, những người này đều được xếp vào giống "thoái hóa" và "không đủ tiêu chuẩn"; sự phân ly và thể chế hóa các cá nhân và nhóm người, bao gồm việc làm cho các cá nhân bị triệt sản, chịu trợ tử, và trong trường hợp cực đoan như của Đức Quốc xã là tiêu diệt các nhóm người bị coi là "hạ đẳng".[9]

Việc thực hiện thuyết ưu sinh bao gồm những xâm phạm đời sống riêng tư, xâm phạm quyền được sống, được lập gia đình và quyền tự do, tất cả những xâm phạm này ngày nay đều được xếp vào những xâm phạm về nhân quyền. Việc thực hiện những mặt tiêu cực của thuyết ưu sinh ngày nay đều được liệt vào tội diệt chủng quốc tế, theo Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng.[10]

Thuật ngữ thuyết ưu sinh (eugenics) được đưa ra bởi nhà nhân chủng học người Anh Francis Galton năm 1883,[11] dựa trên các tác phẩm của người anh họ Charles Darwin.[12][13] Ở thời đỉnh cao, thuyết ưu sinh nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật lỗi lạc, bao gồm Winston Churchill,[14] Margaret Sanger,[15][16] Marie Stopes, H. G. Wells, Theodore Roosevelt, George Bernard Shaw, John Maynard Keynes, John Harvey Kellogg, Linus Pauling[17]Sidney Webb.[18][19][20] Tuy nhiên nhân vật ủng hộ khét tiếng nhất của thuyết ưu sinh là Adolf Hitler, người đã tán dương và lồng ghép các ý tưởng của thuyết ưu sinh vào cuốn Mein Kampf[21] và mô phỏng một đạo luật ưu sinh nhằm triệt sản "những người khiếm khuyết".

G. K. Chesterton là một trong những nhà phê bình triết học về ưu sinh đầu tiên, ông thể hiện quan điểm trong cuốn sách, Eugenics and Other Evils. Thuyết ưu sinh trở thành một môn học tại rất nhiều trường đại học và cao đẳng, và nhận được rất nhiều nguồn hỗ trợ.[22] Ba Hội nghị Ưu sinh học Quốc tế được tổ chức ở London năm 1912 và ở New York năm 1921 và 1932. Các chính sách ưu sinh được thực hiện lần đầu ở Hoa Kỳ vào đầu thập niên 1900.[23] Sau đó, tới các thập niên 1920 và 1930, chính sách ưu sinh với phương pháp triệt sản đối với bệnh nhân tâm thần được thực hiện ở nhiều quốc gia, bao gồm Bỉ,[24] Brasil,[25] Canada[26]Thụy Điển,[27] cùng nhiều quốc gia khác. Danh tiếng khoa học của thuyết ưu sinh bắt đầu suy giảm vào thập niên 1930 khi mà Ernst Rüdin sử dụng thuyết ưu sinh để bào chữa cho các chính sách chủng tộc của Đức Quốc xã, đồng thời với đó là sự phản đối dữ dội từ cộng đồng những nhà khoa học và tư tưởng ủng hộ thuyết ưu sinh. Tuy nhiên ở Thụy Điển, chương trình về ưu sinh vẫn được thực hiện cho tới năm 1975.[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuyết ưu sinh http://64.233.183.104/search?q=cache:9N0JmKW9S_4J:... http://www.austlii.edu.au/au/special//rsjproject/r... http://nla.gov.au/nla.aus-vn672744-2x http://www.unhchr.ch/html/menu3/b/d_prejud.htm http://www.britannica.com/EBchecked/topic/269548/H... http://harvardmagazine.com/2000/03/the-eugenic-tem... http://www.mugu.com/galton/books/hereditary-genius... http://www.mugu.com/galton/essays/1860-1869/galton... http://www.nature.com/embor/journal/v5/n5/full/740... http://www.scribd.com/doc/959616/Watson-James-The-...